25 ứng dụng cần xóa gấp khỏi điện thoại Android

Hiện tại, các ứng dụng này trên Google Play đã bị gỡ bỏ nhưng trên các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba không chính thức vẫn còn.

Theo Timesofindia, Công ty phần mềm an ninh toàn cầu McAfee của Mỹ mới đây đã phát hiện ra nhiều ứng dụng độc hại có khả năng hack những điện thoại chạy hệ điều hành Android.

Báo cáo của McAfee cho biết có 25 ứng dụng độc hại, mỗi ứng dụng đã có hơn 1 triệu lượt cài đặt và tấn công thành công 338.300 thiết bị thông qua lỗ hổng “backdoor” (cửa hậu) của Android.

Nhóm nghiên cứu McAfee cho biết điện thoại Android có thể nhiễm vi rút theo 2 giai đoạn. Đầu tiên, khi người dùng tải ứng dụng chứa mã độc về máy, chúng sẽ lấy quyền truy cập bằng kỹ thuật “thao túng tâm lý” người dùng, sau đó kết nối với máy chủ của chúng để khai thác lỗ hổng và tự động tải xuống phần mềm độc hại thứ 2.

Nếu phần mềm độc hại giai đoạn thứ hai được tải xuống và cài đặt thành công, nó sẽ kiểm soát hoàn toàn thiết bị và thực hiện các hành vi gian lận, chẳng hạn như lấy tiền bất hợp pháp, nhấp quảng cáo tự động mà không cần sự đồng ý của người dùng.

Theo McAfee, hầu hết các trường hợp nhiễm độc đều xảy ra trên các thiết bị ở Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Úc, Brazil, Mexico và Argentina. Đặc biệt, những chiếc điện thoại bị hack đều đã cài đặt những ứng dụng này từ giữa năm 2020.

McAfee khuyến cáo người dùng cần xóa gấp những ứng dụng sau đây khỏi điện thoại Android của mình, gồm: Essential Horoscope (Tử vi hàng ngày), 3D Skin Editor for PE Minecraft (Trình chỉnh sửa skin 3D cho Minecraft PE), Logo Maker Pro (Trình tạo logo chuyên nghiệp), Auto Click Repeater (Nhấp tự động lặp lại), Count Easy Calorie Calculator (Tính lượng Calo), LetterLink, Sound Volume Booster (tăng âm lượng), Track Your Sleep (Theo dõi giấc ngủ của bạn), Universal Calculator (Máy tính đa năng), Sound Volume Extender (Nâng cao âm lượng)…

Hiện tại, những ứng dụng này trên Google Play đã bị gỡ bỏ nhưng trên các “cửa hàng” của bên thứ ba vẫn còn.

“Người dùng Android nên hạn chế tải xuống ứng dụng từ các nguồn của bên thứ ba, chỉ sử dụng các ứng dụng cần thiết, đọc đánh giá của người dùng trước khi cài đặt và kiểm tra thông tin của nhà phát triển/phát hành ứng dụng”-chuyên gia của McAfee khuyến nghị.

 

Source: nld

Related Posts