Bảo vệ bản thân trên không gian mạng.
Theo các chuyên gia, những kẻ lừa đảo thường sử dụng danh tính giả mạo dưới dạng là nhân viên ngân hàng hoặc bưu điện. Nếu bạn nghi ngờ bị lừa đảo, tốt nhất là hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra chính tả của địa chỉ email hoặc trang web. Vì địa chỉ thực đã được sử dụng, những kẻ lừa đảo sẽ có một số thay đổi nhỏ để bắt chước địa chỉ gốc, có thể chỉ là một dấu gạch nối ở nơi không có dấu gạch nối hoặc một chữ cái từ một bảng chữ cái khác…
Những kẻ lừa đảo thường tạo ra các hồ sơ giả mạo. Ở đây, ứng dụng tìm kiếm hình ảnh có thể giúp ích, ví dụ như Google Lens hoặc chương trình InVID. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không hiệu quả đối với những kẻ lừa đảo qua các cuộc gọi.
Giáo sư Angela Sasse từ trường Đại học Ruhn Bochum, Đức cho biết: “Tất cả những gì bạn nên làm là tạo ra một mật mã hoặc một trò chơi hỏi đáp. Ví dụ: Bạn có thực sự khỏe không? Và câu trả lời là “Có”, tôi đã ăn yến mạch vào sáng nay. Một câu hỏi vô hại với câu trả lời rất cụ thể”.
Những kẻ lừa đảo thường sử dụng các phương pháp chuyên nghiệp để thao túng nạn nhân của chúng. Chúng sẽ tâng bốc, tìm sự thông cảm hoặc tạo áp lực thời gian.
“Nếu bạn đã nghi ngờ dù chỉ một chút thì bạn nên kết thúc cuộc trò chuyện hoặc trò chuyện càng nhanh càng tốt. Bạn không nên trả lời email mà hãy hỏi người khác và không tham gia vào cuộc trò chuyện. Đó là biện pháp đối phó tốt nhất” – Giáo sư Angela Sasse lưu ý.
Làm sao để những tiến bộ công nghệ không trở thành công cụ cho mục đích xấu? Câu trả lời nằm ở cách tiếp cận hợp tác, nâng cao nhận thức của người dân và các biện pháp quản lý chặt chẽ.
Cuộc chiến chống lại các vụ lừa đảo tài chính với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là về công nghệ mà còn là bảo vệ niềm tin của người dùng vào hệ sinh thái kỹ thuật số đang ngày càng phát triển không ngừng.